Biển số xe các quận huyện Hà Nội
Biển số xe hay còn gọi là biển kiểm soát xe cơ giới. Đây là tấm biển gắn trên mỗi xe cơ giới, và được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan công an) cấp khi mua xe hoặc chuyển quyền sở hữu xe.
Biển số xe thường được làm bằng hợp kim nhôm sắt. Biển có dạng hình chữ nhật hoặc hơi vuông. Trên biển có in những con số và chữ mang thông tin của chủ xe. Cụ thể qua con số cụ thể trên biển có thể tra ra danh tính người chủ hay đơn vị đã mua nó, thời gian mua nó, mua phục vụ cho ho công tác an ninh hay kinh doanh..…Đặc biệt trên đó thường có hình quốc huy dập nổi của Việt Nam. Những kí tự này đã có văn bản quy định rõ ràng.
Biển số xe hay còn gọi là biển kiểm soát xe cơ giới
Ký hiệu Biển số xe các quận huyện Hà Nội cho xe ô tô và xe máy được pháp luật quy định tại Phụ lục 02 phát hành kèm Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014. Theo như quy định về đăng ký xe (phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) có hiệu lực thi hành chính thức từ 1/6/2014, và được bổ sung, sửa đổi bởi Thông tư 64/2017/TT-BCA vào ngày 28/12/2017. Cụ thể như sau :
Biển số xe các quận huyện Hà Nội là: 29, 30, 31, 32, 33 và 40.
Tùy vào quận huyện nơi bạn thường trú mà có ký hiệu kèm các chữ cái A, B, C, G… khác nhau.
Biển số xe các quận huyện Hà Nội có ký hiệu 29, 30, 31, 32, 33 và 40 XXXX
Nhằm mục đích phân biệt và thuận tiện cho hoạt động theo dõi, quản lý của cơ quan nhà nước. Mỗi địa phương trên địa bàn Hà Nội sẽ mang ký hiệu Biển số xe các quận huyện Hà Nội khác nhau. Cụ thể:
Biển số xe các Quận của Hà Nội:
Quận Ba Đình
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – B1
|
Quận Hoàn Kiếm
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – C1
|
Quận Hai Bà Trưng
|
29, 30, 31 – D1 – D2
|
Quận Đống Đa
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – E1, E2
|
Quận Tây Hồ
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – F1
|
Quận Thanh Xuân
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – G1
|
Quận Hoàng Mai
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – H1
|
Quận Long Biên
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – K1
|
Quận Nam Từ Liêm
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – L1
|
Quận Bắc Từ Liêm
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – L5
|
Quận Hà Đông
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – T1
|
Quận Cầu Giấy
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – P1
|
Biển số xe các Huyện ở Hà Nội
Thị xã Sơn Tây
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – U1
|
Huyện Thanh Trì
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – M1
|
Huyện Mê Linh
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – Z1
|
Huyện Đông Anh
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – S1
|
Huyện Sóc Sơn
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – S6
|
Huyện Quốc Oai
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – V7
|
Huyện Thạch Thất
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – V5
|
Huyện Phúc Thọ
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – V3
|
Huyện Ba Vì
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – V1
|
Huyện Gia Lâm
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – N1
|
Huyện Phú Xuyên
|
29 30, 31, 32, 33, 40 – Y7
|
Huyện Ứng Hoà
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – Y3
|
Huyện Mỹ Đức
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – Y1
|
Huyện Thường Tín
|
29, 30, 31, 32, 33, 40 – Y5
|
Đối với xe máy
Để tiến hành đăng ký xe máy tại thành phố Hà Nội bạn sẽ cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ cần thiết
Sau khi mua xe tại các cơ sở, cửa hàng phân phối xe máy, Bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết để nộp thuế trước bạ trước khi đăng ký xe máy:
– Tờ khai đăng ký xe.
– Giấy tờ tùy thân của chủ xe bao gồm: giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước (bản photo và bản photo để đối chiếu); sổ hộ khẩu (bản chính kèm photo).
– Hóa đơn, chứng từ mua xe.
Bước 2: Đóng thuế trước bạ khi đăng ký xe
Sau khi đã chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ, chủ xe cần đến trụ sở Chi cục Thuế cấp Huyện nơi thường trú để tiến hành đóng thuế trước bạ. Tại Chi cục Thuế cấp Huyện, bạn sẽ cần điền các thông tin trên Giấy khai đóng thuế và nộp các giấy tờ theo quy định. Tiếp đó đóng lệ phí trước bạ cho ngân sách nhà nước.
Mức thuế trước bạ theo Nghị định 45/2011/NĐ-CP có quy định như sau:
– Trường hợp nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu 5%
– Trường hợp nộp lệ phí trước bạ từ lần thứ 2 với mức thu 1%. Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ với xe máy thấp hơn 5%. Sau đó chuyển giao cho cá nhân, tổ chức thuộc thành phố thuộc tỉnh khi đóng lệ phí trước bạ lần đầu thì nộp lệ phí trước bạ sẽ theo mức là 5%.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký xe máy mới tại công an quận, huyện thường trú
Sau khi đóng phí trước bạ, bạn cần mang giấy tờ đến Trụ sở Cảnh sát giao thông cấp Huyện, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo thông tư 58/2020/TT-BCA gồm có:
– Phiếu kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng.
– Hóa đơn giá trị gia tăng
– Hộ khẩu (bản photo và bản chính để đối chiếu);
– Giấy chứng minh nhân dân /Căn cước công dân (bản photo và bản chính để đối chiếu)
– Biên lai đóng thuế trước bạ đã có.
Bước 4: Xử lý hồ sơ đăng ký xe máy tại công an huyện
Tại cơ quan, bạn sẽ viết Giấy khai đăng ký xe theo quy định của Thông tư 58/2020/TT-BCA. Sau đó, cán bộ sẽ kiểm tra hiện trạng xe như nhãn hiệu, loại xe, số khung, số máy, màu sơn,… cũng như thực hiện một số thủ tục khác theo quy định.
Bước 5: Cấp giấy hẹn và trả Giấy chứng nhận đăng ký cho chủ xe.
Thủ tục đăng ký biển số xe Hà Nội
Đối với xe ô tô
Để đăng ký xe ô tô tại thành phố Hà Nội bạn sẽ cần thực hiện một vài bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Giấy khai đăng ký xe ô tô
– Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của xe do nhà sản xuất cung cấp (Bản gốc)
– Hóa đơn mua bán xe giữa đại lý, gara và người mua (Bản gốc)
– Hóa đơn mua bán xe giữa nhà sản xuất với đại lý bán xe (Bản photo)
– Giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu xe: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân và sổ hộ khẩu (Bản photo- bản gốc)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với công ty tư nhân hoặc giấy phép đầu tư với Công ty liên doanh nước ngoài (Bản photo)
– Chứng từ lệ phí trước bạ của xe (Bản photo)
Bước 2: Kê khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp biển số xe ô tô tại trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông Công An cấp tỉnh hoặc các điểm đăng ký xe trực thuộc Phòng.
Bước 3: Hoàn tất thủ tục đóng lệ phí trước bạ
Sau khi đã tiến hành kê khai và nộp các giấy tờ đề nghị cấp biển xe, chủ xe cần đến Chi cục thuế cấp Huyện nơi thường trú để tiến hành hoàn tất đóng thuế trước bạ
Thuế trước bạ cho xe đăng ký lần đầu sẽ là 10 % (Cơ quan thuế thường sẽ tính giá trị xe theo giá niêm yết của xe chứ không tính theo giá trị xuất hóa đơn);
Bước 4: Đi đăng ký biển số xe
Để đăng ký xe chủ xe cần phải đi tới Phòng Cảnh sát giao thông Thành phố Hà Nội để đăng ký xe ô tô.
Trụ sở : 86 P. Lý Thường Kiệt, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bước 5: Đăng kiểm xe
Đây là thủ tục vô cùng quan trọng để cơ quan chức năng đánh giá tình trạng chất lượng phương tiện lưu thông. Quy trình đăng kiểm bao gồm một số bước nhất định. Nếu xe vượt qua vòng đăng kiểm, chủ sở hữu xe sẽ được cấp ngay biển số xe và nhận giấy hẹn lấy giấy chứng nhận đăng ký xe.
Theo quy định tại thông tư 229/2016/TT-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký biển số giao thông đường bộ. Theo đó, lệ phí làm biển số xe máy, xe ô tô sẽ khác nhau tùy từng loại xe và khu vực đăng ký biển số xe.
Khu vực I bao gồm 2 thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mức lệ phí:
- Xe có giá trị từ 15 triệu đồng trở xuống: Lệ phí đăng ký từ 500.000 đến 01 triệu đồng.
- Xe có giá trị từ 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng: Lệ phí đăng ký từ 01 triệu đồng đến 02 triệu đồng.
- Xe có giá trị trên 40 triệu đồng: Lệ phí từ 02 triệu đồng đến 04 triệu đồng.
Khu vực II gồm các thành phố, tỉnh, các thị xã và các thành phố trực thuộc trung ương:
- Xe có giá trị từ 15 triệu đồng trở xuống: Lệ phí 200.000 đồng
- Xe có giá trị từ 15 triệu đồng đến 40 triệu đồng: Lệ phí 400.000 đồng
- Xe có giá trị trên 40 triệu đồng: Lệ phí 800.000 đồng